Đang truy cập : 1
Hôm nay : 115
Tháng hiện tại : 4907
Tổng lượt truy cập : 671779
Nước – Yếu tố Thủy, đặc biệt quan trọng trong vườn hoa cây cảnh sân vườn đối với phong thủy, nước tượng trưng cho sự tích tụ khí, đồng nghĩa với sự thịnh vượng.
Những năm qua, Hội làm vườn và Trang trại Tp đã khẳng định được vai trò của mình trong việc giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng -vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, góp phần không nhỏ vào công cuộc xoá đói giảm nghèo. Nhiều chương trình mà Hội triển khai mang ý nghĩa hết sức nhân văn, không chỉ giúp nông dân làm kinh tế mà còn góp phần xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc và giàu đẹp. Những chương trình này đã khơi dậy ý chí và quyết tâm vươn lên làm giàu của nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, Hội đã làm chuyển biến nhận thức của bà con trong việc đưa cách làm mới và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Vài năm trở lại đây, nhờ đóng góp của tổ chức Hội mà phong trào sản xuất VAC hàng hoá quy mô lớn phát triển rầm rộ. Nhiều sản phẩm của mô hình VAC đã khẳng định được thương hiệu và có sức cạnh tranh với thị trường.
Ngược dòng thời gian để tìm hiểu một cái tên mới tồn tại được 4 năm nay để biết được cả một quá trình phấn đấu không ngừng. Hội Làm vườn TP. Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 1989, đã qua 3 lần đổi tên, từ năm 2006 đến nay, Hội mang tên mới: Hội làm vườn và trang trại TP. Hồ Chí Minh. Mỗi lần đổi tên, Hội đều xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ mở rộng hoạt động và phát triển Hội sao cho phù hợp với tình hình mới. Cái tên HLV và TT được manh nha từ năm 1999, khi các thành viên lãnh đạo Hội thành lập Câu lạc bộ Trang trại và hiệu quả của mô hình này đã tác động đến phong trào làm trang trại trên quy mô cả nước. Năm 2000, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 03/NQ-CP/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại (KTTT), sau đó, tại nhiệm kỳ V (2006 - 2010), Ban chấp hành Hội đã họp lấy ý kiến hội viên và thống nhất đổi tên thành HLV và TT. Quyết định này đã được UBND thành phố tán thành và ủng hộ.
Một cái tên mới đồng nghĩa với trách nhiệm ,vai trò, quy mô và địa bàn hoạt động của Hội ngày càng rộng hơn, chất lượng cũng được nâng cao. Hội không chỉ làm tốt vai trò hướng dẫn, tư vấn mà còn là nơi gắn kết những người làm vườn với nhau, cùng chung mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cùng làm giàu, hướng tới mục tiêu sản xuất hàng hoá bền vững. Thành phố hiện có trên 2.000 trang trại, hàng năm sản xuất một lượng nông sản lớn, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của đô thị. Riêng CLB TT đã thu hút 500 thành viên tham gia và con số này liên tục tăng theo từng năm. Hiện, CLB này hoạt động rất sôi nổi theo hình thức chia nhóm, tổ với các chuyên ngành riêng như tổ cây ăn trái; tổ chăn nuôi kết hợp, tổ dó bầu, tổ trồng cây công nghiệp.... Hoạt động của CLB TT không chỉ bó hẹp ở địa bàn thành phố, mà nhiều chủ TT còn mạnh dạn đầu tư ở những vùng đất mới, giàu tiềm năng về nghề vườn như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên... Thuận lợi và khó khăn song hành nhau, thất bại rồi lại đứng lên. Nhưng, cũng từ đây các thành viên đã rút ra được những bài học quí cho mình: làm nông bằng kinh nghiệm chưa đủ mà còn nhiều yếu tố để quyết định thành công, và một trong những yêu cầu đó không thể thiếu: thiên thời – địa lợi – nhân hòa.
Mục tiêu của Hội hiện nay không chỉ là giúp hội viên, nông dân thành phố, giảm nghèo mà phải vươn tới làm giàu; sản xuất hàng hoá, theo tiêu chuẩn cao, áp dụng tốt tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Muốn thế, người làm vườn phải mở rộng quy mô, áp dụng hình thức đa cây-đa con, sản xuất hàng hoá nông sản theo nhu cầu của thị trường chứ không phải có gì làm nấy. Đây là xu thế tất yếu, bởi trong tình hình mới, khi đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp thì bà con không thể làm ăn nhỏ lẻ, manh mún mà phải hướng tới xây dựng mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Muốn như vậy, phải có sự đồng sức, đồng lòng quyết tâm cao trong tất cả mọi công việc Phương hướng của Hội trong những năm tới là đưa phong trào kinh tế VAC, kinh tế trang trại ở các xã phường ngoại thành phát triển lên một bước mới góp phần đẩy nền kinh tế nông nghiệp đô thị bền vững, đa dạng, bảo vệ môi trường, tạo nhiều mô hình mang tính đột phá ở từng vùng sinh thái khác nhau đạt hiệu quả cao. Chú trọng công tác tuyên truyền, hội thảo, huấn luyện, tham quan…động viên và không ngừng nâng cao năng lực cho cán bộ, hội viên về mặt khoa học kỹ thuật.
Điều trăn trở nhất của hội viên hiện nay vẫn là phải tìm ra các mô hình kinh tế mới thiết thực, phù hợp với từng địa phương. Đây là vấn đề cần được Hội quan tâm triển khai sâu rộng và nâng cao tính chuyên nghiệp để hội viên tiếp cận dễ dàng. Điều này không những làm thay đổi tư duy sản xuất của nông dân mà hiệu quả kinh tế của các mô hình mới cũng được nâng cao.
Để có các mô hình mới chất lượng cũng rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội và các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp. Và điều quan trọng hơn là góp phần khẳng định vị thế, tầm vóc của Hội trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời hội nhập.
Những tin mới hơn